Tết Trung thu được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều niềm vui, vừa có ý nghĩa đời sống xã hội khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc bảo vệ trẻ em. Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi. Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Tết Trung thu hay còn gọi là Tết thiếu nhi từ lâu được xem là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tết Trung thu diễn ra vào rằm tháng Tám, đang giữa độ mùa thu, mùa mát mẻ và đẹp nhất trong năm. Vào ngày Tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Khi trăng lên cao, trẻ em thắp sáng những lồng đèn đầy màu sắc và mang đi khắp các nẻo đường để ca hát reo vui. Theo thời gian, Tết Trung thu có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa và những giá trị đặc biệt của ngày này vẫn được mọi người gìn giữ, trân trọng. Sau 2 năm dịch Covid-19 không tổ chức năm nay tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát các ngõ xóm , các thôn trong xã đều thấy không khí náo nhiệt, hân hoan chuẩn bị các chương trình văn nghệ, những mâm cơm gia đình. Chi đoàn Phú khê tổ chức đêm hội trăng răm cho các em, Hầu hết các ngõ, xóm trên địa bàn toàn xã đều tổ chức đêm hội trăng rằm với những tiết mục giao lưu văn nghệ giữa bố mẹ anh chị em với các bé đây là một hành động gửi gắm tình thương yêu đến con em mình với một cái tết trung thu đầm ấm, vui tươi, hạnh phúc. Chương trình “Trung thu diệu kỳ” trong mỗi thôn xóm với nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị dành cho các em. Trẻ sẽ có cơ hội được trải nghiệm không gian của một Tết Trung thu xưa, được trổ tài với những chương trình văn nghệ đặc sắc, được trang trí mặt nạ, xem múa lân cũng như cùng hòa mình vào các tiết mục ca múa nhạc, trò chơi dân gian thú vị. Bên cạnh đó, lễ hội hoá trang đầy màu sắc, hoạt động rước đèn phá cỗ cùng chị Hằng, chú Cuội và hàng trăm quà tặng bất ngờ cùng chờ đón các em tại sân khấu sáng rực ánh đèn trong ngày tết trung thu đặc biệt này. Tết Trung thu đang đến gần các thôn, xóm hãy tổ chức cho các em một tết trung thu an toàn về vệ sinh thực phẩm, an toàn trong phòng chống dịch covid-19, an toàn giao thông để tất cả trẻ em được vui chơi tưng bừng, phấn khởi, an toàn vừa mang nhiều niềm vui, vừa có ý nghĩa đời sống xã hội khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em.