VĂN HÓA-XÃ HỘI
Nguồn gốc, Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
07/09/2022 10:01:11

Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (năm 713-741 ) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Theo lệ đó, từ đó đến nay, khi đón trăng đón Tết Trung Thu, khắp nơi, mọi nhà, mọi người, nhất là các em nhỏ, được người lớn chuẩn bị cho tết, hướng dẫn trẻ em ngắm trăng vui chơi, múa hát, đánh trống, rước đèn ông sao và các hình con vật, cùng nhiều đồ chơi thích thú. Người lớn không chỉ mua sắm, tổ chức, hướng dẫn cho con trẻ, mà cũng cùng các em vui chơi thoả chí và thích thú đón trăng, phá cỗ dưới trăng làm nên sự thăng hoa tình cảm, trí tuệ, trước thiên nhiên, cuộc sống, khi mùa thu êm ả, mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, hứng khởi đi tới tương lai của cộng đồng và mỗi người. Tết Trung thu và các tục lệ trong tết này, được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều niềm vui, vừa có ý nghĩa đời sống xã hội khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em. Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi. Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Trong dịp tết trung thu này UBND xã Chi Lăng Bắc đã trích một phần kinh phí hỗ trợ các thôn mua quà phát đến tất cả các em trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng, các thôn tổ chức xã hội hóa từ các đơn vị, cơ quan và nhân dân nguôn kinh phí đó mua quà phát đến các trẻ em trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng với những món quà nhỏ động viên tinh thần các bé chăm ngoan, học tốt. Các chi đoàn, các ngõ xóm tổ chức các chương văn nghệ đặc sắc để các mẹ, các chị và các em giao lưu tạo cho các em có một cái tết trung thu đầy ý nghĩa. Tết Trung thu là tết của trẻ em, cũng là tết của tình thân, đoàn tụ và yêu thương.Cùng với sự chuẩn bị từ các thôn, từ các xóm, từ ông bà, cha mẹ giành cho các em, Đêm hội trăng rằm, phá cỗ ngắm trăng đón Tết Trung thu năm nay sau 2 năm dịch Covid-19 không tổ chức thực sự vui tươi, ấm áp mang đầy tình yêu, ý nghĩa với các em 
Thực hiện: Đào Thanh 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CHI LĂNG BẮC - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Đoàn Minh Đức - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203736620

HMail: chilangbac.thanhmien@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 1
Tất cả: 42,617