Hưởng ứng năm quốc tế của người tàn tật do Liên hợp quốc phát động với lời kêu gọi: hãy dành sự quan tâm để người tàn tật được hòa nhập bình đẳng với xã hội, ngày 18/4/1981, Chính phủ Việt Nam đã thành lập ủy ban Quốc gia của Việt Nam về Năm quốc tế người tàn tật. Đến ngày 30/7/1998 UBTV Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về Người tàn tật và ngày 18/4 hàng năm là Ngày Bảo vệ, chăm sóc người tàn tật Việt Nam. Năm 2010, Luật về Người khuyết tật được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011 và quy định ngày 18/4 hàng năm là Ngày Người khuyết tật Việt Nam. Việc người khuyết tật Việt Nam có một ngày dành riêng cho mình đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cả hệ thống chính trị. Đảng, Nhà nước đã dành nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nhằm bảo đảm các quyền của người khuyết tật, cải thiện chất lượng cuộc sống để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng ngày càng tốt hơn. Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các sáng kiến quốc tế để thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền của người khuyết tật nói riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến NKT đã đi vào cuộc sống. Việc ban hành Luật NKT, Đề án Trợ giúp NKT, Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em đã tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ, trợ giúp NKT, giúp họ hòa nhập vào mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mới đây nhất, sự kiện Quốc hội khóa XII phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật tại kỳ họp thứ 8 (ngày 28/11/2014) chính là cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích của người khuyết tật. Đây là một trong những căn cứ pháp lý để Việt Nam khẳng định quan điểm của mình trong lĩnh vực người khuyết tật nói riêng và quyền con người nói chung Cùng với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương trong những năm qua, Đảng , chính quyền các ban ngành đoàn thể xã Chi Lăng Bắc thường xuyên quan tâm thăm hỏi, chia sẻ và tặng quà người khuyết tật, trẻ mồ côi đã có nhiều hoạt động góp phần tích cực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NKT tạo điều kiện tốt nhất để họ được hòa nhập cộng đồng . Nắm bắt kịp thời Luật NKT, nhu cầu của NKT. Tổ chức các hoạt động tặng quà nhân dịp ngày Quốc tế thiều nhi 1/6 cho trẻ em, khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên tinh thần cho các em để các em được giao lưu với các bạn đồng trang lứa. Tổ chức VHVN- TDTT nhiều nội dung phong phú với nhiều chương trình, hoạt động được được Đảng, chính quyền và nhất là Hội CTĐ xã tổ chức. Thông qua các hoạt động tuyên truyền và hoạt động bảo trợ, giúp đỡ người khuyết tật, Các ban ngành đoàn thể và Hội CTĐ xã đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp, chia sẻ của nhiều tổ chức, cá nhân, những mạnh thường quân thông qua tổ chức hội để thực hiện các chương trình trợ giúp cho NKT tặng các đối tượng khuyết tật trong những dịp 01/6, tết trung thu, tết nguyên đán. Bên cạnh các hoạt động trên, các trường trong xã còn tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ người khuyết tật như: dạy văn hóa được các nhà trường luôn quan tâm chú ý đặc biệt khi giáo dục, truyền tải kiến thức cho các em khuyết tật học chung trường chung lớp cùng các bạn bình thường. Trường Tiểu học tổ chức nuôi lợn nhựa siêu trọng nhằm quyên góp số tiền ăn sáng của các bạn để động viên chia sẻ cho các bạn khuyết tật, hoạn nạn, gia đình khó khăn. Ngoài ra hàng năm Hội khuyến học huyện, xã cũng trao nhiều xuất học bổng cho trẻ em khuyết tât, hoạn nạn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn giúp các em vươn lên học tốt. Từ sự quan tâm và những hoạt đó đã và đang đóng góp vai trò tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. Các hoạt động của Đảng, chính quyền các ban ngành đoàn thể xã nhà trong những năm qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cho NKT giúp người khuyết tật khắc phục khó khăn, tự lực trong cuộc sống, phát huy khả năng của mình hòa nhập cùng cộng đồng và giúp ích cho xã hội.
Thực hiện: Đào Thanh