Theo quy luật của Tạo hóa, mỗi dịp Tết đến xuân về, đất trời lại đem đến cho con người và vạn vật luồng sinh khí mới. Không khí thiêng liêng của Tết Nguyên Đán, của mùa xuân khiến lòng người rạo rực, háo hức một niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai.Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên Đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Hòa cùng với không khí tưng bừng của cả nước đón chào năm mới trên các tuyến đường làng, ngõ xóm tại xã Chi Lăng Bắc AH của chúng ta cũng thay cho mình những con đường đầy màu sắc .Đến các gia đình những người đàn ông trong gia đình sẽ sơn sửa, trang trí lại nhà cửa để chào đón năm mới. Còn những người phụ nữ thì lo việc tổ chức mua bán những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho mấy ngày Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật, các gia đình quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp, thật vuông vắn để cúng gia tiên và thưởng thức món ăn tuyền thống .Giờ khắc thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán là giao thừa đêm ba mươi trời đất giao hòa. Từng gia đình quây quần, sum họp đón năm mới. Mọi người trò chuyện, hàn huyên về cái được, cái mất của năm qua và bàn bạc cách làm ăn sao cho năm tới tốt đẹp hơn. Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Sáng mùng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc với hàm ý may mắn, phát tài cả năm. Tục xông đất đầu năm, thăm ông, bà, họ hàng, chúc tết là phong tục truyền thống của người Việt cầu chúc sức khỏe đến mọi người, mọi nhà, Chúc cho gia đình an khang, thịnh vượng. Nhưng năm nay trước những diễn biến của dịch Covid 19 vẫn rất phức tạp, khó lường. Người dân cần chủ động phòng chống dịch Covid 19 đó là Không nên tập trung đông người, không nên tổ chức liên hoan tất liên, liên hoan đầu xuân – Bắt buộc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi đến chỗ đông người. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà. - Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng. - Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng
- Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. - Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế. - Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.- Khai báo y tế cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho Trạm y tế xã - Không mời khách đến nhà và cũng hạn chế đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau, mỗi người cùng chung sức đồng lòng phòng,chống dịch bệnh Covid-19. Người dân cũng không nên hoang mang lo lắng, thái quá ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt nhưng cũng không chủ quan, lơ là tăng cường chủ động phòng chống dịch cho bản thân, gia đình và toàn xã hội với phương châm chống dịch như chống giặc. Hãy chung tay phòng chống đại dịch Covid-19 để tết nguyên đán của chúng ta thực sự mang ý tết của mọi người, mọi nhà.Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam chúng ta rất thiêng liêng thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ trân trọng gìn giữ và phát huy, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam chúng ta là tình người Việt Nam
Thực hiện : Đào Thanh