VĂN HÓA-XÃ HỘI
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh
04/04/2023 02:24:04

Tết Thanh minh là một sự kiện tâm linh quan trọng của người Việt. Trong ngày này, người dân thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Tết Thanh minh thường không có ngày cố định mà thời gian sẽ bắt đầu từ ngày 4 đến 5-4, sau khi kết thúc Tiết Thanh minh và kết thúc vào khoảng ngày 20 đến 21-4 Dương lịch. Tết Thanh minh năm 2023 rơi vào thứ Tư, ngày 5-4. Vào ngày lễ này, con cháu tụ họp lại về thăm mộ ông bà tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp và bày biện mâm cúng tươm tất dâng tổ tiên, cầu mong phù hộ các thành viên trong gia đình bình an, khỏe mạnh. Nguồn gốc lễ Tết Thanh minh Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông, bắt đầu sau ngày lập Xuân 45 ngày và sau Đông chí 105 ngày. Thanh minh trong nghĩa đen là khí trời mát mẻ, quang đãng. Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 đến 16 ngày và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh. Ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Thanh minh là ngày con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi làm xa thì vào ngày này cũng về tụ họp để tảo mộ, quây quần, làm mâm cúng tổ tiên tươm tất để thể hiện lòng thành kính với ông bà. Tục tảo mộ Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương cho những ngôi mộ này. Dịp tết Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ, dạy con cháu biết kính trọng, yêu thương, thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ khi còn sống, làm trọn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp mà tổ tiên đã dạy dỗ.Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Ngoài ra, ngày lễ này còn Tùy theo phong tục từng địa phương, mâm cúng Tết Thanh minh tại gia đình sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là một mâm cơm dâng ông bà tổ tiên sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà, xum vầy trong bữa cơm gia đình ấm áp Tết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh minh này, xin hãy hướng về nơi thiêng liêng ấy, bởi quê hương đi theo chúng ta suốt cuộc đời, in đậm dấu ấn trong từng nhân cách.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CHI LĂNG BẮC - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Đoàn Minh Đức - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203736620

HMail: chilangbac.thanhmien@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 11
Tất cả: 42,615