VĂN HÓA-XÃ HỘI
Rộn ràng Ý nghĩa Tết Trung Thu nâng cao ý thức phòng, chống dịch Covid-19
20/09/2021 03:24:10

Tết Trung thu được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều niềm vui, vừa có ý nghĩa đời sống xã hội khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc bảo vệ trẻ em. Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi. Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Tết Trung thu hay còn gọi là Tết thiếu nhi từ lâu được xem là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tết Trung thu diễn ra vào rằm tháng Tám, đang giữa độ mùa thu, mùa mát mẻ và đẹp nhất trong năm. Vào ngày Tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Khi trăng lên cao, trẻ em thắp sáng những lồng đèn đầy màu sắc và mang đi khắp các nẻo đường để ca hát reo vui. Theo thời gian, Tết Trung thu có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa và những giá trị đặc biệt của ngày này vẫn được mọi người gìn giữ, trân trọng. Như những năm trước không có dịch Covid-19 ngày tết trung thu Đi khắp các ngõ xóm, các thôn trên địa xã chúng ta đều thấy không khí náo nhiệt, hân hoan với nhiều sắc màu rực rỡ. Hầu hết các ngõ, xóm đều tổ chức những tiết mục giao lưu văn nghệ giữa ông bà, bố mẹ anh chị em với các bé đây là một hành động gửi gắm tình thương yêu đến con em mình với một cái tết trung thu đầm ấm, vui tươi, hạnh phúc. Chương trình “Trung thu diệu kỳ” trong mỗi thôn xóm với nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị dành cho cả gia đình. Trẻ sẽ có cơ hội được trải nghiệm không gian của một Tết Trung thu xưa, được trổ tài làm lồng đèn ông sao, trang trí mặt nạ, học múa lân cũng như cùng hòa mình vào các tiết mục ca múa nhạc, trò chơi dân gian thú vị. Tuy nhiên tết trung thu năm nay, thời điểm này tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 bất cứ lúc nào, bất cư nơi đâu, nếu chúng ta không thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch. Thực hiện công văn, thông báo của các cấp BCĐ phòng chống dịch xã Chi Lăng Bắc yêu cầu các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và toàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm các biện pháp PCD tuyệt đối không tổ chức tập trung tết trung thu tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp , các ngõ xóm, gia đình và không tổ chức bất cứ hình thức nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo tại đình chùa, không tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT trong dịp tết trung thu để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động, và nhân dân. Tết Trung thu là tết của trẻ em, cũng là tết của tình thân, đoàn tụ và yêu thương. Các gia đình hãy tổ chức đêm trung thu, phá cỗ ngắm trăng đón Tết Trung thu trong mùa dịch cho các em tại gia đình để các em có một tết trung thu thực sự vui tươi, ấm áp, an toàn, hạnh phúc.
Thực hiện: Đào Thanh 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CHI LĂNG BẮC - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Đoàn Minh Đức - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203736620

HMail: chilangbac.thanhmien@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 7
Tất cả: 42,631