Lắm bắt, về chương trình, địa điểm, thời gian tiêm, quy trình khai báo (phát giấy khai báo trước tại nhà hoặc khai báo tại điểm tiêm) cũng như quy định phòng chống dịch. Vì vậy, bố mẹ nên liên hệ với cán bộ, giáo viên chủ nhiệm để đi đúng giờ, tránh tụ tập đông, khai báo đúng quy trình, trung thực bệnh nền của con em mình với tổ tiêm. - Nói chuyện với trẻ về việc tiêm vắc xin: Nói với trẻ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và mọi việc sẽ diễn ra bình thường như khi tiêm các loại vắc xin khác để trẻ không quá lo lắng. - Cho trẻ ăn no trước khi tiêm: Tránh tiêm phòng vắc xin khi trẻ đang đói và sau khi tiêm phải chờ 30 phút tại điểm tiêm để theo dõi các phản ứng sau tiêm. - Chuẩn bị các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Theo tư vấn, chỉ định của y bác sĩ trạm y tế xã , vắc xin là một kháng nguyên, khi vào cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch, vì vậy một số trường hợp có thể có một số tác dụng phụ nhẹ như sốt, đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ…. Trong trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol với liều lượng theo chỉ định của y bác sĩ, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng, không lạm dụng thuốc giảm đau. - Theo dõi sức khỏe của trẻ sau 3-7 ngày: Các phản ứng phụ thường xuất hiện và hết sau vài giờ hoặc vài ngày sau tiêm, vì vậy bố mẹ nên theo dõi các biểu hiện này của trẻ để có những can thiệp kịp thời. Tùy theo cơ địa trẻ sẽ có những phản ứng nặng nhẹ khác nhau. Nếu trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, đi kèm một số triệu chứng như tim đập nhanh, thở dốc, lả người… cần đưa đến cơ sở y tế ngay. Tiếp tục theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ từ 3-7 ngày, khi thấy trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống vui chơi bình thường bố mẹ có thể yên tâm.
Thực hiện: Đào Thanh