GIÁO DỤC-Y TẾ
Phòng chống dịch sốt xuất huyết, bệnh chân, tay miệng và không chủ quan lơ là với dịch bệnh Covid-19 bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng
03/10/2023 02:24:31

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue (Đen Rơ)gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, tại huyện của chúng ta đã xuất hiện một số trường hợp số xuất huyết. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển. Ngành Y tế nhận định nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây bệnh là rất lớn. Mỗi gia đình và cộng động đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, người dân không chủ quan, không hoang mang, lơ là và chủ động các biện pháp phòng chống dịch .Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, ngành Y tế khuyến cáo người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: 1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên lau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng. 2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh. 3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng. 4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. 5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. 6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.   Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh SXH. Nếu không có lăng quăng, không có muỗi vằn thì không có bệnh SXH. Diệt lăng quăng, diệt muỗi để phòng chống Sốt xuất huyết là trách nhiệm của mỗi người. Cần tích cực tuyên truyền vận động mỗi người trong gia đình hàng tuần tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng ở các vật chứa nước trong nhà và xung quanh nhà để muỗi vằn không có nơi sinh sản.  Bên cạnh đó Bệnh tay, chân, miệng đang bùng phát ở nhiều địa phương là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt dịch tiết mùi, dịch họng, dịch của các bóng nước khi vỡ, hoặc qua đường phần miệng qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus. Người lớn cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh. Bệnh dễ lây thành dịch do virus đường ruột gây nên và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm xử trị kịp thời. 1. Những biểu hiện chính của bệnh tay – chân – miệng – Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước. – Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét. – Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân…  2. Cách phòng bệnh: Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau: + Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh bằng 6 bước như sau: + Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ. + Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng. + Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát. + Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ. + Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. Bên cạnh đó dịch bệnh cúm mùa và dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh bất cứ lúc nào. Do vậy mỗi người hãy thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài , khi đến chỗ đông người và thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm mùa và tiêm vắc xin phòng covid-19 khi đến lượt để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CHI LĂNG BẮC - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Đoàn Minh Đức - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203736620

HMail: chilangbac.thanhmien@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0