CHÍNH TRỊ-KINH TẾ
Ý nghĩa 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023)
24/07/2023 10:02:25

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.             Trước tình hình ấy, tháng 6/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày thương binh” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại Xã Phú Ninh, Huyện Ðại Từ, Tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh.            Hội nghị nhất trí lấy ngày 27 /7 hàng năm là “Ngày Thương binh” và tổ chức ngay lần đầu tiên trong năm 1947. Ðúng vào ngày 27/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Thường trực Ban Tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc”. Ðầu thư Người viết “Trong khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mã, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Ðó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”.            Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, Vì lợi ích Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch để tặng thương binh.             Năm sau, ngày 27/7/1948, trong 1 lá thư dài đầy thương yêu, Bác nói: “Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe đọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bà mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu qúy của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc làm hại đồng bào”. Người xót xa viết: “Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu qúy, vợ trẻ trở nên bà góa, con dại trở nên mồ côi, trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ, tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh” Từ đó đến nay, ngày 27/7 hàng năm trở thành “Ngày thương binh, liệt sĩ” là dịp để đồng bào cả nước thể hiện tấm lòng đền ơn đáp nghĩa với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với đất nước.           Cùng với lòng biết ơn của cả nước Đảng uỷ , chính quyền, các ban ngành đoàn thể chính trị - xã hội xã Chi Lăng Bắc đã phát động sâu rộng trong nhân dân thực hiện tốt việc “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ; tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp tết Nguyên đán, 27/7 ; thực hiện tốt các chính sách xã hội ưu tiên đối với con liệt sĩ, thương bệnh binh. Trao tận tay quà của TW, tỉnh huyện, xã đến các đối tượng kịp thời. Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm động viên, khích lệ kịp thời các đối tượng chính sách, tạo điều kiện để họ tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho xã hội như lời Bác Hồ đã từng dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”.           Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi với người có công, tăng cường các hoạt động chăm sóc gia đình có công với cách mạng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ, người có công . Thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Giải quyết chính sách ưu đãi kịp thời đối với gia đình có công với cách mạng; đẩy nhanh tiến độ rà soát, xét duyệt chế độ cho người hoạt động kháng chiến, người hưởng chính sách và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định của Nhà nước. Làm tốt công tác quản lý, tu sửa, chăm sóc công trình nghĩa trang liệt sĩ khang trang. Quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công, nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam để họ “Yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần.           Tri ân các Anh hùng Liệt sỹ đã trở thành truyền thống, là nghĩa cử của thế hệ đi sau đối với những người đã xả thân vì sự  nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc . Kỷ niệm 76 năm ngày TBLS 27/7/1947-27/7/2023 đoàn thanh niên trồng, chăm sóc hoa và VS NTLS. Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã và nhân dân Tổ chức Lễ dâng hương thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ vào tối 26/7.         Để đảm bảo khuôn viên nghĩa trang Liệt sĩ khang trang, sạch sẽ UBND xã đã xây nhà hóa tiền vàng. Đề nghị các gia đình thắp hương, hóa tiền vàng đúng nơi quy định không được hóa tiền vàng tại các lăng mộ AHLS làm mất mỹ quan và ám khói hỏng lăng mộ. Đề nghị các gia đình vệ sinh chung tại Nghĩa trang không vứt rác bừa bãi tại lăng mộ và nhất là không được vứt rác vào các bồn hoa trong khuôn viên Nghĩa trang. Sau khi thắp hương hết ngày 27/7 đề nghị các gia đình tự ra hạ phần lễ của gia đình nhà mình không được để lâu ngày làm ô uế lăng mộ và mất mỹ quan.            Nhân dịp này Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân xã Chi Lăng Bắc xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh, người có công trên địa bàn xã, chúc các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân các liệt sỹ, gia đình có công nhiều sức khỏe, tiếp tục nêu gương sáng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, vận động con cháu, nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào việc xây dựng quê hương CLB ngày càng phát triển   

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CHI LĂNG BẮC - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Đoàn Minh Đức - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203736620

HMail: chilangbac.thanhmien@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0