Từ năm 1992, ngày 3-12 hằng năm được Liên hợp quốc chính thức lấy làm Ngày Quốc tế Người khuyết tật, với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật. Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm lo cho người khuyết tật. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực và ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật trợ giúp xã hội, bảo đảm các quyền của người khuyết tật và thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào phát triển kinh tế, xã hội. Ngay từ khi nước CHXHCN Việt Nam được thành lập, quyền của NKT đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp (từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013) . Cùng với đó, hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về NKT cũng đã tương đối đầy đủ: Luật Người khuyết tật và các Luật chuyên ngành như: Luật Xây dựng, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... Năm 2014, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của NKT. “Gần đây nhất ngày 01/11/2019, Ban Bí Thư đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT và ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong đó có nhiều nội dung điều chỉnh liên quan đến lao động là NKT. Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án để hiện thực hóa việc chăm sóc, trợ giúp NKT”, Số lượng NKT được tiếp cận với các chính sách, chương trình chăm sóc NKT của Nhà nước và cộng đồng ngày càng tăng. Hàng năm có hàng triệu NKT được trợ cấp từ ngân sách nhà nước; hàng trăm ngàn lượt người được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, hỗ trợ phương tiện trợ giúp (xe lăn, xe đẩy...); Cùng với đó, hệ thống giáo dục ngày càng phát triển, giúp cho trẻ em khuyết tật có cơ hội được đi học, được phát triển, số người khuyết tật được học nghề và có việc làm ngày càng tăng; Các tổ chức của NKT ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố; Các chính sách, hoạt động trợ giúp NKT cũng có sự thay đổi căn bản, chuyển từ sự trợ giúp mang tính nhân đạo từ thiện sang trợ giúp theo quan điểm phát triển, tạo động lực để cho NKT vươn lên. Cùng với sự quan tâm của các cấp trong những năm qua Đảng, chính quyền, UBMTTQ, các đoàn thể và nhân dân luôn quan tâm đến NKT trong xã. Hỗ trợ nhà ở đối với các gia đình khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, các nhà trường trong xã giáo dục các em khuyết tật được hòa nhập cùng các bạn trong lớp., trong trường không thu học phí, Hỗ trợ các em về y tế chăm sóc sức khỏe định kỳ, được hỗ trợ dạy nghề, việc làm, vay vốn ưu đãi để làm kinh tế giúp NKT tự chăm sóc bản thân mình cũng như có những đóng góp cho cộng đồng, xã hội Từ xự chăm lo đó tạo ra cơ hội việc làm bình đẳng cho NKT, tạo điều kiện cho người lao động khuyết tật để không ai bị bỏ lại đằng sau trong quá trình phát triển của kinh tế và thị trường lao động . Tất cả những điều này đã mang lại cho NKT tự tin, tự lập cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương là NKT thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và văn hóa xã hội góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển
Thực hiện: Đào Thanh