CHÍNH TRỊ-KINH TẾ
HTX-DVNN chuyển giao KHKT và phòng trừ sâu bệnh hại lúa
21/08/2022 08:24:23

Sáng ngày 19/8/2022 tại nhà văn hóa xã, Hợp tác xã phối hợp với Hội LHPN xã, công ty TNHH Syngenta Vệt nam và Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam tổ chức hội nghị chuyển giao khoa học kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh hại cho lúa mùa tại Nhà văn hóa xã. Về dự Hội nghị đại diện công ty; Đại diện UBND xã ; HTX DVNN, BCH Hội LHPN xã, cùng 70 đại diểu tham dự.  Đại diện công ty đã tư vấn cho nhân dân về các đối tượng dịch hại chính trong vụ mùa và cách thức phong phòng trừ hiệu quả. Giới thiệu một số sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường đặc trị đối với các loại dịch hại.  Đối với vụ mùa năm nay, tuy đầu vụ thời tiết có mưa nhiều nhưng tương đối thuận lợi cho cây lúa phát triển. Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo HTX DVNN chỉ đạo sát sao trong việc điều tiết nước cho cây lúa phát triển, tăng cường công tác đánh bắt diệt chuột bảo vệ sản xuất. Hiện nay, cấy lúa đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng non, lúa phát triển xanh tốt. Dự tính dịch hại từ nay đến 30/8: - Chuột: tiếp tục gây hại và cắn phá tăng và khó đánh bắt bằng biện pháp hóa học đặc biệt chuột sẽ phá hại mạnh trên trà lúa mùa sớm, các ruộng gieo vãi, cạn nước, gần khu chuyển đổi, bãi rác,… - Bệnh khô vằn: gây hại tăng trên các trà, giống lúa đặc biệt các ruộng xanh tốt, cấy dày, bón thừa đạm, … - Sâu cuốn lá: Dự kiến trưởng thành vũ hóa rải rác trong thời giai cuối tháng 8. - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: phát sinh và gây hại và lây lan mạnh sau các trận mưa, giông. Biện pháp phòng trừ như sau: 1.     Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại tăng trên tất cả các trà, giống lúa và gây hại đến cuối vụ.Vì vậy các địa phương cần khuyến cáo nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện bệnh đặc biệt các ruộng xanh tốt, các ruộng có chế độ nước không thường xuyên thường bị bệnh cao hơn. Khi thấy bệnh hại 10% dảnh trở lên thì tiến hành phun trừ ngay. Dùng các thuốc có hoạt chất Hexaconazol như: Anvil, Tiltvil, Jiavin,..…. 2.     Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Hiện nay bệnh đốm sọc vi khuẩn đã gây hại từng chòm, cá biệt có ruộng lan ra nhiều chòm tỷ lệ bệnh từ 10- 20% lá. Bệnh sẽ tiếp tục gây hại và lây lan nhanh giai đoạn lúa làm đòng khi gặp điều kiện có giông đặc biệt trên các giống nhiễm như Bắc thơm số 7, Q5, BC15, Nếp Hương… Vì vậy nông dân cần chú ý kiểm tra đồng ruộng và phun phòng bệnh sau các trận mưa giông hoặc bệnh chớm xuất hiện nhất là các giống nhiễm. Dùng các thuốc như: Statner, Xantocin, Visen, Total, Jiasuper, Famycin USA,… 3.     Chuột: Chuột sẽ tiếp gây hại tăng đặc biệt rất khó đánh bắt khi lúa đứng cái, làm đòng vì chuột sẽ ở trong ruộng cắn phá và ăn đòng lúa không ăn mồi bả. Vì vậy các tổ diệt chuột cần tổ chức đánh bắt các đợt bổ sung cả bằng biện pháp hóa học và thủ công trước giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Đồng thời đây là giai đoạn sinh sản của chuột nên chuột cái làm các hang tạm ngay cạnh bờ máng, bụi rậm,… nên dùng các biện pháp thủ công như đào bắt, đặt cạm,… sẽ đạt hiệu quả cao hơn.  Để đảm bảo sản xuất đạt mục tiêu năng suất, sản lượng theo kế hoạch đề ra và nhanh chóng khắc phục thiệt hại cơn bão số 2, Ủy ban nhân dân xã yêu cầu các cơ HTX Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn các hộ nông dân làm tốt một số nội dung sau: 1. Đảm bảo đủ n­­­ước hợp lý trên mặt ruộng để lúa sinh trư­­­ởng phát triển tốt, thuận lợi cho quá trình phân hoá làm đòng. Trong giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông, vào chắc và chín tuyệt đối không để ruộng khô hạn sẽ làm tỷ lệ hạt lép cao và ảnh hưởng đến năng suất sau này. 2. Hư­ớng dẫn các hộ nông dân bón đón đòng cho lúa, bón tập trung từ ngày 20-25/8/2022, một số diện tích lúa cấy muộn bón đón đòng kết thúc trước ngày 30/8/2022. Lượng bón từ 3- 4kg kali/1 sào đối với các giống lúa thuần. Đối với giống lúa chất lượng, lúa lai để tăng cường khả năng kháng bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn bón từ 4- 6kg kali/1sào. Căn cứ tình trạng ruộng lúa có thể bón thêm 1-1,5kg đạm ure/sào đối với ruộng lúa xấu. 3. HTX Dịch vụ nông nghiệp thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh kịp thời, bám sát thông báo của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và căn cứ tình hình thực tế đồng ruộng tại địa phương để hướng dẫn các hộ nông dân phòng trừ có hiệu quả. Đồng thời tăng cường chỉ đạo đánh bắt diệt chuột bằng thuốc hóa học, đánh bắt thủ công đảm bảo cho sản xuất. 4. Chú trọng chăm sóc và bảo vệ diện tích rau màu đã gieo trồng, đồng thời mở rộng diện tích cây rau màu bằng biện pháp tăng lứa, gối vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ như sử dụng màng phủ nông nghiệp phủ mặt luống, sử dụng khum tre hoặc sắt kết hợp nilon trắng để bảo vệ rau màu khi mưa lớn. Sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
Nguồn tin: Từ GĐ HTX DVNN Vũ Thị Sen 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CHI LĂNG BẮC - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Đoàn Minh Đức - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 03203736620

HMail: chilangbac.thanhmien@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0